
Ngành Công nghệ chế tạo máy
- Mã Ngành: 7510202
- Tên ngành: Công nghệ chế tạo máy
- Tổ hợp xét tuyển:A00, A01, C01, D90
- Điểm chuẩn:0.00 điểm
- Chương trình học: Công nghệ chế tạo máy là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành này phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…
- Thế mạnh của ngành: Sinh viên sẽ được tiếp cận kiến thức chuyên ngành thông qua các môn học như:
- Nguyên lý máy
- Dung sai và kỹ thuật đo
- Thí nghiệm Vật lí
- Tin học ứng dụng ngành cơ khí
- Kỹ thuật nhiệt
- Kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật nâng chuyển
- Công nghệ gia công CNC
- Công nghệ chế tạo máy 2
- An toàn lao động ngành cơ khí
- Hệ thống Khí nén - Thuỷ lực
- Thực hành Tiện cơ bản
Khoa Công nghệ Cơ khí (khoa đào tạo ngành Chế tạo máy) là một khoa công nghệ dẫn đầu về đào tạo và được trang bị máy móc, thiết bị dạy học hiện đại bậc nhất của Trường Đại học Công nghiệp, bao gồm hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại với các xưởng Tiện, xưởng Phay, xưởng Tiện – Phay CNC với các máy 3 và 5 trục, xưởng cắt dây EDM,
Ngoài ra, Khoa Công nghệ Cơ khí định hướng phát triển và xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc tế và khu vực, trang bị các máy tiện phay CNC 6, 8, 9 trục và cũng đang xây dựng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn ABET cho 3 chuyên ngành Cơ khí, Chế tạo máy và Cơ điện tử, đến năm 2020 kiểm định thành công 2 chương trình Cơ khí và Chế tạo máy đạt chuẩn ABET. Tăng cường kết nối doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào, sinh viên thực tập cũng như nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài khoa học và tốt nghiệp tại doanh nghiệp.
- Vị trí việc làm:Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ chế tạo máy có thể đảm nhiệm các vị trí công việc cụ thể như:
- Nhân viên Vẽ Kỹ thuật bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
- Chuyên viên Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất
- Chuyên gia Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
- Chuyên gia Lập trình gia công máy CNC.
- Công nhân Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí
- Kỹ sư Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp
- Giảng viên các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
- Nghiên cứu viên khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy