woman avatar

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí


- Mã Ngành: 7510201
- Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Tổ hợp xét tuyển:A00, A01, C01, D90
- Điểm chuẩn:0.00 điểm
- Chương trình học: Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, điện – điện tử, tự động hóa, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo, vận hành và bảo dưỡng các loại máy móc/thiết bị và hệ thống cơ khí. Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, sản xuất và vận hành, bảo dưỡng máy. Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của Kỹ thuật.
- Thế mạnh của ngành: Ở ngành này, sinh viên của Trường sẽ được tiếp cận với các môn học tiêu biểu như: - Vẽ kỹ thuật nâng cao - Chi tiết máy - Công nghệ kim loại - Thiết kế cơ khí - Công nghệ chế tạo máy 1 - Hệ thống khí nén - thủy lực - Vật liệu cơ khí và thí nghiệm cơ học - Thực hành CAD/CAM - Công nghệ gia công CNC - Mô phỏng kết cấu cơ khí - Phương pháp phân tử hữu hạn Khoa Công nghệ Cơ khí (Khoa của ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí) là một khoa công nghệ dẫn đầu về đào tạo và được trang bị máy móc, thiết bị dạy học hiện đại bậc nhất của Trường Đại học Công nghiệp, bao gồm hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại với các xưởng Tiện, xưởng Phay, xưởng Tiện – Phay CNC Ngoài ra, Khoa Công nghệ Cơ khí định hướng phát triển và xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc tế và khu vực, trang bị các máy tiện phay CNC 6, 8, 9 trục và cũng đang xây dựng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn ABET cho 3 chuyên ngành Cơ khí, Chế tạo máy và Cơ điện tử, đến năm 2020 kiểm định thành công 2 chương trình Cơ khí và Chế tạo máy đạt chuẩn ABET. Tăng cường kết nối doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào, sinh viên thực tập cũng như nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài khoa học và tốt nghiệp tại doanh nghiệp.
- Vị trí việc làm:Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, khi yêu cầu tăng năng suất lao động ngày càng nâng cao, đòi hỏi máy móc, thiết bị phải gọn nhẹ, linh động, thông minh và tính tự động hóa cao thì vai trò của nhóm ngành cơ khí theo đó càng trở nên quan trọng hơn. Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như: - Chuyên viên kỹ thuật cơ khí tại các nhà máy xí nghiệp sản xuất cơ khí - Nhân viên lắp đặt hoặc gia công máy móc thiết bị tại các nhà máy, công trình, Công ty cơ khí; - Chuyên viên lập trình, gia công máy CNC; - Nhân viên phụ trách kỹ thuật - Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí; - Kỹ sư công nghệ cơ khí - Cán bộ điều hành, quản lý kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí trong phục vụ công nghệ ô tô, tàu thủy, hàng không, an ninh, quốc phòng,… - Kỹ sư nghiên cứu nhằm cải thiện những điểm yếu và phát triển những thế mạnh của nền Công nghiệp cơ khí ở nước ta; - Giảng viên giảng dạy Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước.